Với sự đa dạng trong lĩnh vực kiến trúc nội thất, hiện nay có đến hàng trăm các phong cách thiết kế khác nhau để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình những ý tưởng nội thất không gian đẹp phù hợp với tổ ấm của mình. Để trang trí cho ngôi nhà thêm nổi bật, nhiều người luôn boăn khoăn trong vấn đề lựa chọn xu hướng thiết kế nội thất làm sao để thỏa mãn và đáp ứng tốt mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
Giới thiệu đến bạn một không gian dễ dàng lấy đi trái tim và niềm yêu thích của bao người bởi sự phối hợp nhịp nhàng giữa hiện đại và hoài cổ nhưng vẫn mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. "Phong cách indochine" hay còn gọi là phong cách Đông Dương hiện được rất nhiều người yêu thích với sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông – Tây.
Phong cách Đông Dương (Indochine Style) là phong cách thiết kế hòa quyện giữa 2 nền văn hóa phương Đông – đậm chất bản sắc dân tộc Việt Nam và phương Tây – phong cách kiến trúc Tân cổ điển của Pháp. Phong cách là sự kế thừa vẻ đẹp truyền thống và hơn nữa còn đan xen với những nét đẹp đơn giản, thanh lịch của hiện đại tạo nên một phong cách mới với quan điểm mỹ thuật, thể hiện được tinh hoa, bản sắc và bề dày lịch sử.
Những năm đầu, khi các kiến trúc sư mang các thiết kế từ Pháp sang đã gặp nhiều bất cập như không phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều cũng như tập quán sinh hoạt ở Việt Nam. Một số kiến trúc sư Pháp đã “nhiệt đới hóa” các thiết kế để phù hợp đặc trưng khí hậu cũng như tập quán sinh hoạt của người dân Việt Nam.
Sắc màu trung tính được sử dụng cho toàn bộ nội thất của phong cách thiết kế Indochine, bao gồm các màu: vàng nhạt, vàng kem, trắng đã tạo nên cảm giác thoải mái phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
Ngoài ra, không gian nội thất Đông Dương còn trang bị các vật dụng bằng gỗ, tre, mây,…đậm chất Á Đông và mang đến sự gần gũi, thân thiết cho tất cả mọi người.
Bên cạnh đó, cũng có một số không gian sử dụng màu sắc ấm nóng, nhiệt đới ẩm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ như màu vàng cam, màu tím, màu đỏ,…
Bên cạnh yếu tố màu sắc thì chất liệu sử dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính hoàn mỹ của tổng thể. Không sử dụng các chất liệu hiện đại như nhôm, kim loại, kính,… phong cách Đông Dương lại đem đến một không gian gần gũi với những chất liệu đến từ thiên nhiên và thuần chất phương Đông.
Là vật liệu quen thuộc trong thiết kế nhà ở, có tính mộc mạc, tự nhiên. Với vẻ đẹp đến từ những đường vân gỗ mềm mại cùng độ bền, tuổi thọ cao gỗ tự nhiên chính là lựa chọn hàng đầu cho những ngôi nhà thiết kế theo phong cách Indochine. Mỗi loại gỗ tự nhiên sẽ có màu sắc, đường vân, hương thơm, tuổi thọ, độ bóng khác nhau.
Tùy theo sở thích, gu thẩm mỹ cũng như tạo sự đồng nhất với tổng thể gia chủ có thể linh hoạt chọn lựa loại gỗ phù hợp. Một số loại gỗ thông dụng mà bạn có thể cân nhắc như gỗ hương, gỗ óc chó,…
Trong phong cách thiết kế Đông Dương, gỗ sẽ được sơn thêm một lớp sơn màu đen, nhằm tạo ra sức hút hoài cổ khi kết hợp với đồ vật trang trí như giỏ mây, ghế mây. Các chất liệu gỗ được tận dụng để ốp sàn nhà, trần nhà, hay trong các đồ dùng nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, cửa,…
Tre cũng là một trong những chất liệu được sử dụng khá nhiều trong những thiết kế nội thất phong cách Đông Dương nhờ khả năng chống mối mọt vô cùng hiệu quả, tạo vẻ đẹp mềm mại, đẹp mắt và đặc biệt đây là chất liệu hợp với khí hậu của Việt Nam.
Gạch nung, gạch bông thường được sử dụng để lát sàn trong phong cách nội thất Đông Dương nhằm tôn nên sự tinh tế, sang trọng cho không gian.
Họa tiết hoa văn xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá. Với cách thể hiện tinh tế và tỉ mỉ đến thời An Nam thì các họa tiết được tổng hợp và cách điệu từ những hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá,…mang đậm bản sắc Việt Nam và thể hiện tính nghệ thuật rất cao.
Ngày nay, các họa tiết hoa văn đã trở thành biểu tượng đặc trưng của phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất và tạo nên những chất rất riêng khi được ứng dụng vào các chi tiết như sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, các vách ngăn, thiết bị nội thất,…
Họa tiết Kỷ Hà là họa tiết mắc lưới lục giác hình thoi khá giống với hệ thống lục giác có trên vảy mai rùa, độ dài của hình thoi khác nhau cùng những họa tiết không đều nhau. Sử dụng đối với những đồ vật để trang trí cùng những họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân nhằm tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cuốn hút.
Những họa tiết hình Hán tự : Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ được sử dụng khá nhiều trong không gian nội thất Indochine. Điều này là do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tác động lên phong cách này. Những họa tiết này có thể theo một khung nhất định hoặc có thể nằm tự do tùy theo thiết kế.
Họa tiết tĩnh vật điển hình bao gồm trái châu và bát cửu. Đối với họa tiết trái châu, bạn có thể thấy được những họa tiết này trên nóc chùa bao gồm họa tiết trái châu cùng hai con rồng ở góc mái. Bộ bát cửu bao gồm quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sao,…
Thông thường đối với những họa tiết hình thú, theo quan điểm của người Việt thường sử dụng những con vật đem đến sự may mắn. Tuy nhiên những con vật này thường không đứng một mình mà thường sẽ được kết hợp với những họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn. Ngoài Long- Lân- Quy- Phụng là những họa tiết được sử dụng nhiều nhất bên cạnh đó còn có cọp, sư tử, dơi, cá,..
Họa tiết này bao gồm: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Sen, đây cũng là biểu tượng Tứ Qúy của 4 mùa.
Một trong những phụ kiện đắt giá nêu bật lên sự hài hòa giữa phong cách Đông- Âu đó là tranh sơn dầu. Tranh sơn dầu có những ưu điểm là vừa trong, vừa sâu cùng độ bão hòa màu sắc cao. Có lẽ nhờ những ưu điểm này mà tranh sơn dầu là phụ kiện trang trí được ưa chuộng nhất ở phong cách này.
Khu vực phòng khách có sự nhấn nhá với bức tranh nghệ thuật, kệ tivi cũng sử dụng chất liệu mây tre đan tạo nét mộc mạc, gần gũi và đặc biệt là hệ thống quạt độc đáo.
Khu vực phòng khách nổi bật với lối kiến trúc Đông – Âu khi kết hợp những họa tiết tinh tế đặc biệt là tận dụng phụ kiện con tiện để tăng thêm sự trang trọng cho cả căn phòng.
Căn nhà toát lên vẻ đẹp bề thế, trang trọng nhờ lối kiến trúc độc đáo kết hợp cùng những phù điêu, tượng tròn được trang trí thêm phía ngoài.
Trong thiết kế nội thất Đông Dương có các trang thiết bị như sập gụ, phản, bình phong là vật tượng trưng cho sự tác động của sắc thái và văn hóa bản địa lên phong cách sống của người Pháp.
Cảm ơn bạn đã trải nghiệm những công trình của chúng tôi. Chúc bạn một ngày nhiều niềm vui.